EngLish l Vietnamese
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VI TÍNH - Thứ năm, 19/05/2011
 

Từ ngày 15/5 đến 18/5, SAP đã tổ chức hội thảo SAPPHIRE NOW về công nghệ và kinh doanh tại Orlando, Florida. Đây là một số nội dung chính tại buổi hội thảo.

SAP, nhà thiết kế phần mềm quản lí doanh nghiệp lớn nhất hiện nay, dự kiến các sản phẩm di động, dịch vụ và công nghệ phân tích theo thời gian thực sẽ mang lại cho hãng ¼ trên tổng doanh thu dự toán 20 tỉ EUR (28,5 tỉ USD) vào năm 2015.

Công nghệ di động và công nghệ bộ nhớ trong sẽ là hai động lực chính thúc đẩy SAP tiếp tục phát triển.

Trong khi Oracle đã phải chi hơn 42 tỉ USD để mua lại các công ty khác kể từ đầu năm 2005, thì SAP sẽ đạt mục tiêu doanh thu mà không cần các hoạt động sát nhập, bởi hãng có ưu thế về các giải pháp di động và công nghệ cơ sở dữ liệu bộ nhớ trong Hana.

SAP có dự định là biến HANA trở thành đối thủ của cỗ máy xử lí dữ liệu Exadata của Oracle. Điểm khác biệt giữa hai sản phẩm này là Exadata sử dụng phần cứng của của hãng sản xuất ra nó là Oracle, còn HANA thì hợp tác với các hãng như DELL, Hewlett-Packard và Fujitsu để đưa công nghệ cơ sở dữ liệu bộ nhớ trong vào phần cứng do các hãng này chế tạo.

SAP cũng cho biết những người sử dụng sản phẩm BusinessObjects và Rapid Deployment của SAP giờ đây đã có thể chạy các ứng dụng trên mây của Amazon. Trước đây thì các doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng phần mềm của SAP, nhưng trên những đám mây riêng. Đây là lần đầu tiên SAP đưa các phần mềm của mình lên một dịch vụ đám mây dùng chung.

SAP và Microsoft (MSFT) cũng sẽ hợp tác với nhau nhằm giúp các nhà phát triển và nhân viên CNTT cảm thấy dễ dàng hơn khi phát triển các ứng dụng và quản lí đám mây, đồng thời giúp cho các khách hàng của họ có thể tận dụng được sức mạnh của điện tóan đám mây.

Nhu cầu về dịch vụ đám mây

Theo như các nhà nghiên cứu của Gartner tại Stamford, Connecticut thì, thị trường toàn cầu cho các dịch vụ liên quan đến đám mây có thể tăng từ 68,3 tỉ USD vào năm 2010, lên đến 148,8 tỉ USD vào năm 2014. Các hãng phần mềm dựa trên đám mây lớn nhất bao gồm Salesforce.com (CRM) và SuccessFactors Inc. Các công ty như Amazon và Dell sẽ điều hành các máy chủ cho phép chạy các phần mềm theo yêu cầu của SAP.

Đầu tháng 5/2011, người đứng đầu giải pháp toàn cầu của SAP, Sanjay Poonen, cho hay cuộc tranh cãi gần đây về dịch vụ điện toán đám mây của Amazon và việc Google chậm trễ khi cung cấp dịch vụ email cho 30.000 nhân viên trong thành phố Los Angeles có thể gây trở ngại cho ngành công nghiệp phần mềm trong việc thuyết phục khách hàng về sự an toàn của điện toán đám mây.

Sát nhập hay không?

Kể từ khi hai giám đốc điều hành Snabe và Bill McDermott lên nắm quyền vào tháng hai năm 2010, họ đã theo đuổi chiến lược đảm bảo cho phần mềm SAP đáp ứng được 3 mục tiêu rõ ràng: đó là tính có sẵn, tính linh hoạt theo yêu cầu, và tính tương thích với các thiết bị.

Trong năm 2010, SAP đã đạt được tổng doanh thu là 12,5 tỉ EUR. Trong đó Sybase đạt 500 triệu USD nhờ vào các giải pháp di động.

SAP chỉ mới sát nhập hai công ty duy nhất trong suốt lịch sử phát triển 39 năm của mình, bao gồm Sybase và Business Objects với 4,8 tỉ EUR vào năm 2007.

SAP đã hoãn việc bán Công ty kinh doanh giải pháp theo yêu cầu, ByDesign, gần 2 năm nay và tính đến thời điểm hiện tại đã có tới 500 khách hàng. Theo như giám đốc Snape, miễn là số người dùng trung bình trên một công ty đạt từ 80 đến 100 thì ByDesign cũng sẽ mang lại lợi nhuận nhiều như là các hoạt động kinh doanh khác của hãng.

SAP đang nhắm đến mức lợi nhuận biên 35% vào năm 2015. Trong năm 2010, con số ấy là 32%. Số lượng người dùng trung bình trong số 500 khách hàng của ByDesign là 25, và như vậy lợi nhuận mang lại sẽ ít hơn.

Theo Bloomberg

Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt Nam
Địa chỉ: 18 Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện Thoại: 844 7715126 - 844 8 344665, Fax 844 8343466